Chúng ta khoẻ đẹp khi ta quan tâm đến nó từ bên trong
Giao hàng toàn quốc Hoàn tiền gấp 10 nếu phát hiện hàng giả, không chính hãng

Sốt xuất huyết nổi mẫn đỏ ngứa có huy hiểm không ?

18/03/2022
Thu Trang

Trả lời câu hỏi : Sốt xuất huyết bị nổi mẫn đỏ ngứa có nguy hiểm không? 

Sốt xuất huyết với những triệu chứng điển hình là chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết dưới da. Nhiều người bị nổi mẩn ngứa dày đặc khắp cơ thể, thậm chí có những người sau sốt xuất huyết mới bắt đầu bị ngứa.

Điều này chứng tỏ bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục sau bệnh. Nguyên nhân gây ra nổi mẩn ngứa khi sốt xuất huyết là do cơ thể đang trong quá trình tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu  tại mô da đang phục hồi lại các vết thương do phát ban, hậu quả gây ra hiện tượng ngứa.

Ngứa có thể xuất hiện trong hoặc thậm chí là ngay sau khi bị sốt xuất huyết. Mức độ ngứa cũng rất khác nhau. Có người bị ngứa nhẹ, nhưng có những người bị ngứa ngáy khó chịu đến nỗi rất khổ sở, ngày đêm mất ngủ vì ngứa. Khi đó, bệnh nhân thường vô cùng lo lắng, liệu tình trạng ngứa hay mẩn đỏ có phải là bình thường hay không.

Thực tế thì bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue bị ngứa rất có thể là triệu chứng do virus gây ra. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục sau bệnh. Cơ thể trong quá trình tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu và tại mô da đang phục hồi lại các vết thương do phát ban, hậu quả gây ra hiện tượng ngứa.

Thông thường, triệu chứng ngứa khi hồi phục sốt xuất huyết sẽ hết sau khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày, một số trường hợp có thể lâu hơn, chừng 1 tuần, hay thậm chí có khi lên đến vài tuần.

1. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sốt xuất huyết sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt. Tuy nhiên, thời gian này không phải là thời gian nguy hiểm nhất và không xuất hiện các biến chứng. Bệnh nhân vẫn có thể điều trị tại nhà.

Giai đoạn thứ 2 của bệnh, tức là khoảng cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 tính từ khi sốt, bệnh nhân sẽ không còn sốt cao như trước. Nhưng chính giai đoạn này lại nguy hiểm hơn, có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm như:

  • Tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương nặng dẫn đến cô đặc máu, giảm thể tích máu. Điều này thể hiện qua các chỉ số xét nghiệm, có thể phải truyền dịch cho bệnh nhân. Những trường hợp thoát mạch quá nhiều có thể sẽ dẫn tới dấu hiệu cảnh báo trước sốc như: Mệt lả, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn. Ở trẻ nhỏ có thể chỉ thấy trẻ li bì hoặc bứt rứt vật vã, tiểu ít, bỏ bú.
  • Xuất huyết do giảm tiểu cầu: Bệnh nhân có thể có; chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da... Do đó, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế làm các xét nghiệm đánh giá mức độ giảm tiểu cầu. Bác sĩ có thể cân nhắc truyền dịch nếu cần.
  • Trường hợp nặng có thể biến chứng suy tạng.

 

Một số biện pháp có thể áp dụng để hạn chế ngứa do sốt xuất huyết:

  • Uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng
  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn đầy đủ chất, hạn chế đồ nhiều dầu mỡ, các thực phẩm gây dị ứng nặng như đồ biển, thịt rừng,...
  • Ngâm tay chân trong nước ấm, có thể pha thêm muối hoặc nước cốt chanh sẽ giúp dịu bớt cơn ngứa.
  • Lô hội có khả năng chống nấm, kháng khuẩn, làm dịu da, nhờ đó giúp vùng da mẩn ngứa nhanh phục hồi.
  • Xoa dầu dừa lên khắp da rồi ngâm mình và ngâm mình trong nước ấm cũng vô cũng hiệu quả trong hạn chế ngứa dù bất kỳ nguyên nhân gì.
  • Một số thuốc kháng histamine như Loratadin, Desloratadine,... cũng có thể được dùng để giảm bớt ngứa cho bệnh nhân nếu được sự cho phép của bác sĩ.
Viết bình luận của bạn