Chúng ta khoẻ đẹp khi ta quan tâm đến nó từ bên trong
Giao hàng toàn quốc Hoàn tiền gấp 10 nếu phát hiện hàng giả, không chính hãng

Bảo vệ Người Cao Tuổi, Người Mắc Bệnh Nền trước Covid 19 như thế nào?

27/08/2021
Trang Min

Sự nguy hiểm của Covid 19 tấn công vào Người Cao Tuổi và Người Mắc Bệnh Nền (hay chính cả những ai có sức khoẻ bình thường ở mọi lứa tuổi ) đã được thể hiện rõ trong thời gian qua bằng các con số rất cụ thể. Đây là 1 trong những nhóm người dễ bị tổn thương nhất khi bị mắc bệnh và gặp những nguy cơ sau:

 

 

  1. Dễ viêm phổi: Dẫn tới phải nhập viện để can thiệp bằng thở Oxy, thậm chí thở máy 
  2. Nhiễm trùng: Khi đi bệnh viện, với thể trạng yếu làm tăng nguy cơ bội nhiễm từ các vi khuẩn, nhiễm trùng bệnh viện.
  3. Tắc mạch: Virus SARS-CoV-2 gây tổn thương các cơ quan theo 2 cách:
    1. Tấn công trực tiếp vào các cơ quan.
    2.  Tấn công gián tiếp qua cơ chế miễn dịch, làm tăng yếu tố gây đông máu, cuối cùng hình thành huyết khối trong cả mạch máu nhỏ và mạch máu lớn.

Người ta phát hiện ra rằng ở phổi bệnh nhân Covid-19 có rất nhiều nơi bị tắc, không chỉ ở động mạch, mao mạch phế nang mà cả tĩnh mạch phổi. Cục máu đông của tĩnh mạch phổi sẽ theo dòng máu đi về tâm nhĩ trái, gây tắc mạch toàn thân. Điều đó giải thích vì sao Covid-19 gây huyết khối tắc mạch và đi khắp nơi từ não đến chân.

 

Để phòng bệnh chúng ta cần:

  1. Tiêm đủ Vaccine: Hiện tại là 2 mũi, ở 1 số quốc gia đã khuyến nghị cần tiêm mũi thứ 3 do các biến chủng mới
  2. Người nhà chỉ nên tiếp xúc khi cần
  3. Khi ra ngoài phải tuân thủ 5K thật tốt để không mang nguồn lây về nhà
  4. Khi đi ra ngoài về: cần thay đồ, rửa tay, tắm rửa xong mới sinh hoạt chung cùng gia đình.

Với trường hợp đã mắc Covid 19, mà vẫn chưa thể liên lạc được với các cơ sở y tế để chuyển đi điều trị thì người nhà cần:

  1. Nâng cao dinh dưỡng: Vì bệnh nhân Covid rất chán ăn
  2. Bảo đảm đủ nước
  3. Bảo đảm đủ giấc ngủ
  4. Thường xuyên đo nồng độ Oxy trong máu
  5. Sử dụng thuốc đúng triệu chứng ( ho sử dụng thuốc ho, sốt sử dụng thuốc hạ sốt.
  6. Khi thấy trở nặng, phải liên lạc ngay với bệnh viện hoặc bác sĩ.

Cần chuẩn bị những gì cho mùa dịch:

  1. Tìm cách để chích ngừa Vaccine càng sớm càng tốt
  2. Chuẩn bị dụng cụ đo Oxy tại nhà. Thảm khảo máy đo Oxy ở đây: https://trangmin.com/may-do-nong-do-oxy-trong-mau-spo2-pulse-oximeter-model-a2
  3. Nếu có điều kiện thì mua Máy Tạo Oxy. Tham khảo Máy Tạo Oxy ở đây: https://trangmin.com/may-tao-oxy
  4. Chuẩn bị để biết phải liên lạc với ai, bệnh viện nào khi cần gọi hoặc cấp cứu
  5. Chuẩn bị các thuốc thông thường, hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, kháng đông máu

Khi đi lấy thuốc hoặc đến bệnh viện, cần lưu ý:

  1. Đa số các bệnh mãn tính có thể tư vấn qua điện thoại với bác sĩ. Nếu phải đi thì nên hẹn giờ và đi đúng giờ để tránh tạo đám đông.
  2. Tới bệnh viện thì tuân thủ 5K, tuân thủ quy định của bệnh viện, đảm bảo chỉ ngồi 1 vị trí, 1 ghế, không chen lấn, không đi dòm ngó các nơi trong bệnh viện.
  3. Chỉ đi khám rồi về chứ không đi lung tung, đảm bảo 1 cung đường 2 địa điểm sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm

 

( Thông tin được tham khảo từ bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm Khuẩn - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 )

 

Viết bình luận của bạn